Bạn biết gì về viêm nha chu ở trẻ nhỏ?
Viêm nha chu ở trẻ nhỏ- Nha chu là bệnh lý răng miệng phổ biến không chỉ xuất hiện ở người lớn mà còn ở trẻ nhỏ. Viêm nha chu ở trẻ rất nguy hiểm nếu như không chữa trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu thông tin về bệnh này qua bài viết sau của chúng tôi.
Nguyên nhân gây ra viêm nha chu ở trẻ nhỏ
Viêm nha chu phát sinh do các mảng bám thức ăn bám vào bề mặt răng lâu ngày. Các mảng bám tạo thành cao răng, từ đó vi khuẩn sẽ hoạt động trong khoang miệng, gây viêm nhiễm nướu…Đối với trẻ em, nha chu dễ dàng phát triển hơn vì răng nướu của trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên còn rất yếu. Đặc biệt, khi gặp thức ăn ngọt, vệ sinh răng miệng không cẩn thận,...càng làm cho bệnh phát triển nhanh hơn.
Bệnh viêm nha chu ở trẻ nhỏ |
Có nhiều nguyên nhân gây râ viêm nha chu ở trẻ nhỏ, nhưng chủ yếu vẫn là các nguyên nhân sau:
>>>Xem thêm: quy trình bọc răng sứ
>>>Xem thêm: quy trình bọc răng sứ
- Trẻ nhỏ rất thích ăn đồ ngọt, uống nước có gas,...làm cho lớp men răng bị mòn và tổn thương.
- Những trẻ đang mọc răng thì răng và nướu dễ bị tổn thương so với bình thường.
- Việc vệ sinh răng miệng của trẻ kém.
Các loại bệnh viêm nha chu ở trẻ
* Viêm nướu
Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh viêm nha chu ở trẻ nhỏ với các biểu hiện: nướu sưng và đỏ, gây đau,...Nguyên nhân chủ yếu là do việc vệ sinh răng miệng kém khiến mảng bám dễ hình thành trên viền nướu và chân răng gây kích ứng nướu. Các bậc cha mẹ nên hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách thì tình trạng này mới được khắc phục.
* Viêm nha chu trước khi dậy thì
Ở giai đoạn dậy thì, bệnh viêm nha chu thường làm mất răng sữa. Bạn nên thường xuyên kiểm tra răng miệng trẻ ở giai đoạn này và đưa trẻ đi cạo vôi răng để ngăn chặn kịp thời.
Khám răng định kì cho trẻ ngăn ngừa viêm nha chu* |
* Viêm nướu khu trú
Tình trạng này sẽ làm mất xương ổ răng nhanh chóng, nhất là ở vùng quanh các răng cửa và răng cối lớn 1 vĩnh viễn. Nếu không được điều trị kịp thời, vùng răng bị tổn thương sẽ bị mất hệ thống dây chằng, khi đó răng sẽ bị rụng gây mất thẩm mỹ. Nên đưa trẻ đến thăm khám và bác sĩ chỉ định điều trị phù hợp với giai đoạn phát triển của bệnh.
* Viêm nướu khi mọc răng
Trong thời kỳ mọc răng, trẻ sẽ bị khó chịu, đau và sốt nhẹ…Lúc này nướu bị sưng và dễ bị kích ứng tại vị trí mọc răng. Lúc này cha mẹ có thể cho trẻ uống thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, chườm lạnh giúp giảm sưng và đau…Nếu tình trạng không thuyên giảm thì nên đưa trẻ đến cơ sở nha khoa để bác sĩ khám và điều trị.
* Viêm quanh thân răng cấp
Với những chiếc răng vĩnh viễn ở hàm dưới đang trong thời kỳ mọc răng sẽ dễ gây ra tình trạng viêm cấp. Sự tích tụ mô chết và vi khuẩn ở khe nướu tạo điều kiện cho phản ứng viêm. Lúc này trẻ sẽ bị cứng hàm và đau dữ dội. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tình trạng viêm vùng mặt và viêm mô tế bào vùng mặt.
Để bảo vệ sức khỏe răng miệng của trẻ, các bậc phục huynh nên tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên, chải răng ngày 2 lần kết hợp với súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng. Ngoài ra, kiểm soát quá trình ăn uống của trẻ, hạn chế cho trẻ ăn nhiều thực phẩm có nhiều đường và tinh bột. Hãy xây dựng bữa ăn giàu vitamin và khoáng chất, giúp răng miệng được khỏe mạnh và đẩy lùi vi khuẩn. Đưa trẻ khám răng định kì 6 tháng/lần để bác sĩ phát hiện kịp thời tình trạng răng miệng và có cách điều trị thích hợp.
Hiện nay, nha khoa Đăng Lưu đã áp dụng các phương pháp điều trị viêm nha chu ở trẻ nhỏ và được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn. Nếu phát hiện ra tình trạng răng miệng bất thường ở trẻ, hãy liên hệ trực tiếp nha khoa để được khám và tư vấn cụ thể.
TG: Ngavvt