[Tin mới][6]

1
Cạo vôi răng
Nâng mũi sline 3d fixed y
Nha khoa răng sứ
Niềng răng - Chỉnh nha
Phẫu thuật hàm & 3d clear
Phẫu thuật hàm hô móm
Răng khôn
Tẩy trắng răng
Thẩm mỹ căng da mặt
Thẩm mỹ khuôn mặt
Thẩm mỹ nâng mũi
Thẩm mỹ nụ cười
Thẩm mỹ tai
Thẩm mỹ viện hàn quốc
Thẩm mỹ vùng mắt
Trám răng

Thay dây cung trong niềng răng thực hiện khi nào?

Thay dây cung trong niềng răng là thao tác bắt buộc phải thực hiện của quá trình niềng răng để điều chỉnh lực kéo và khiến răng di chuyển về đúng vị trí chính xác trên cung hàm. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé. 

Dây cung niềng răng là gì? 

Dây cung niềng răng là khí cụ quan trọng trong phương pháp niềng răng mắc cài phổ biến. Dây cung thường dài và mảnh, được gắn cố định với mắc cài trên thân răng. 

Các bác sĩ sẽ tác động lực kéo lên những dây này để điều chỉnh răng dần về vị trí như ý. 

Thay dây cung trong niềng răng thực hiện khi nào?-1
Thay dây cung trong niềng răng khi nào*

Khi thực hiện chỉnh nha cho khách hàng, sau khi gắn mắc cài chắc chắn lên thân răng, các bác sĩ sẽ đặt những chiếc dây cung này vào rãnh giữa mắc cài rồi sử dụng dây thun để cố định. Nếu bạn chọn phương pháp niềng răng bằng mắc cài tự buộc, dây cung sẽ tự động trượt giữa rãnh mắc cài. 

Dây cung có tác dụng gì? Các dây cung này sẽ xiết chặt lấy thân răng, từ đó, dưới sự tác động lực của bác sĩ, chúng sẽ điều chỉnh răng dần về vị trí chính xác theo phác đồ của bác sĩ. Bởi vậy, đây là khí cụ quan trọng, quyết định lớn đến hiệu quả chỉnh nha. 

Thay dây cung trong niềng răng thực hiện khi nào? 

Hiện tượng dây cung bị đứt trong quá trình chỉnh nha là điều khá nhiều người gặp phải nếu ăn đồ quá cứng, dai hoặc khách hàng mắc phải những tật xấu như nghiến răng, cắn móng tay, đánh răng quá mạnh… Khi dây cung niềng răng bị đứt, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để thay dây cung trong niềng răng nhanh chóng bởi: 

Dây cung bị đứt hoặc bung không được gắp ra khỏi khoang miệng sẽ khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, đồng thời đâm vào các mô mềm, gây chảy máu, lở loét, viêm nhiễm, đau đớn. 

Trong thời kỳ chỉnh nha, các răng sẽ trở nên yếu, hơn. Khi bị đứt dây cung niềng răng, các răng không còn chịu lực cố định của dây cung sẽ dễ dàng di chuyển, lệch lạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả chỉnh nha. 

Thay dây cung trong niềng răng thực hiện khi nào?-2
Bác sĩ sẽ thay dây cung cho bệnh nhân khi bị bung bật*

Do đó, để giữ dây cung cố định, không bị đứt, bạn nên tránh ăn đồ dai, cứng, loại bỏ những thói quen xấu có thể khiến dây cung đứt và thăm khám thường xuyên để được các bác sĩ điều chỉnh dây cung, lực tác động đúng quy trình. 

Sau khi đứt dây cung niềng răng, bạn cần giữ nguyên dây cung không cho chúng trôi khỏi miệng. Sau đó, nhanh chóng đến bác sĩ thăm khám, thay thế dây cung mới để không ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha. 

Với trường hợp bị bung dây cung niềng răng, bạn cần sử dụng sáp nha khoa để giữ cố định dây cung và đến nha khoa để được gắn lại dây cung. 

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi thay dây cung trong niềng răng thực hiện khi nào. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích giúp chăm sóc và giúp đạt hiệu quả cao trong niềng răng.

Start typing and press Enter to search