Nhận biết răng mọc lệch ở trẻ em và thời gian điều trị tốt nhất
Răng mọc lệch ở trẻ em thường xảy ra ở giai đoạn thay răng, điều này khiến nhiều cha mẹ lo lắng sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ trong tương lai. Vậy, nguyên nhân là gì? Thời gian điều trị thích hợp? Cách điều trị hiệu quả như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết có nên đi niềng răng không sau.
Nguyên nhân răng mọc lệch ở trẻ em
Có 3 nguyên nhân chủ yếu khiến răng mọc lệch như sau:
- Do thói quen xấu từ nhỏ như tật mút ngón tay, bú bình, đẩy lưỡi, chép miệng,…là nguyên nhân hàng đầu khiến răng mọc lệch ở trẻ em.
- Răng sữa mất sớm do sâu răng, răng chịu tác động mạnh,…răng vĩnh viễn sẽ mọc lên sẽ có xu hướng mọc chen lấn vào vị trí răng bị mất, gây nên tình trạng mọc lệch lạc, khấp khểnh.
- Do di truyền, cha mẹ hoặc ông bà có răng không đều, sai khớp cắn thì khả năng đến 80% răng của trẻ cũng bị ảnh hưởng.
Tật mút ngón tay ở trẻ là nguyên nhân khiến răng mọc lệch* |
Dấu hiệu nhận biết răng mọc lệch ở trẻ
- Đối với răng sữa: Gương mặt thiếu sự hài hòa, cân đối, xương hàm đưa ra trước hoặc sau quá nhiều là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất. Ngoài ra, trẻ thường đau một bên hàm nhai, thường xuyên cắn vào má hoặc trần miệng.
- Đối với răng vĩnh viễn: Khi bắt đầu mọc, chúng có hiện tượng chìa ra, thụt vào hoặc bị nghiêng. Cũng có thể mọc quá thưa hoặc mọc chen chúc, răng có kích thước quá to, hàm trên và dưới không đạt tỉ lệ chuẩn là dấu hiệu răng mọc lệch ở trẻ em cha mẹ cần lưu ý.
Khi răng mọc lệch, tính thẩm mỹ sẽ giảm sút, ăn nhai gặp khó khăn và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý sâu răng, viêm nướu. Bởi ở độ tuổi này, trẻ chưa nhận thức được nhiều về cách chăm sóc răng miệng cộng với răng mọc lệch rất khó làm sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng hơn.
Răng sữa mất sớm khiến răng vĩnh viễn mọc chen chúc* |
Xử lý răng mọc lệch ở trẻ em
Ở trẻ mới mọc răng sữa, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản sau:
- Từ bỏ thói quen xấu: Răng mọc lệch ở trẻ em là do thói quen xấu, vì vậy, hãy nhắc nhở và theo dõi bé sửa chữa ngay từ sớm.
- Hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng: Ở độ tuổi này, việc chăm sóc răng miệng của trẻ dựa vào cha mẹ phần lớn nên hãy thay trẻ vệ sinh răng nướu hàng ngày. Đến khi trẻ đã bắt đầu có ý thức hơn, tập cho trẻ thói quen đánh răng, súc miệng sau mỗi lần ăn.
- Khám răng cho trẻ định kỳ.
Nên đưa trẻ đến nha khoa thăm khám định kỳ* |
Khi trẻ bắt đầu thay răng vĩnh viễn, nên đưa trẻ đến nha khoa để đăng ký kịch theo dõi mọc răng. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định bé đeo khí cụ nha khoa có chức năng giúp các răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí, phòng tránh hiện tượng răng mọc lệch ở trẻ em.
Nếu các cách xử lý trên không hiệu quả, đến khi trẻ vào độ tuổi 13-16 tuổi, hãy thực hiện niềng răng mọc lệch. Độ tuổi này có thể điều chỉnh hiệu quả, thời gian ngắn hơn và tiết kiệm chi phí hơn khi răng cũng như xương hàm chưa phát triển ổn định.
Đối với trẻ em, ngoài việc chọn thời điểm niềng răng thích hợp, thì các phương pháp niềng răng mọc lệch ở trẻ em cũng quan trọng không kém. Vì thế, cha mẹ nên chọn nha khoa uy tín để được bác sĩ có chuyên môn tư vấn cụ thể.
Ngavvt